vi  
EN VI
Duccio

Nguyên tắc mặc vest

Một bộ vest đẹp sẽ không bị ảnh hưởng bởi xu hướng, thời gian và vóc dáng nếu được mặc đúng cách và may đúng kiểu

Vest nam trông đơn giản mà có rất nhiều nguyên tắc để kết hợp và lên đồ cho chuẩn, ví dụ như: Độ dài tay áo vest đến đâu? Cạp quần nên cao bao nhiêu? Và áo sơ mi nên ôm như thế nào?

Để mặc vest đẹp và chuẩn phong cách không đơn giản bởi nó không chỉ yêu cầu nhiều nguyên tắc cho riêng bộ vest đó mà cả những đồ kết hợp cùng như quần, sơ mi, gi lê và phụ kiện. Hơn nữa, không phải tất cả đàn ông đều có chung một vóc dáng và gu thẩm mỹ như nhau. Do đó, chúng tôi đã lựa chọn, đúc kết và đưa ra những nguyên tắc cơ bản, chi tiết nhất để ai cũng dễ áp dụng sau khi may đo 1 bộ đồ tại DUCCIO. 

Dưới đây là những gợi ý xung quanh việc nên kết hợp mặc gì cùng vest, độ vừa nên như thế nào để phù hợp với vóc dáng cùng một số tiêu chí khác.

 

Bộ vest hoàn hảo cần kết hợp với những đồ gì?
 
Trong khái niệm về may đo cao cấp, chúng tôi tin rằng độ vừa vặn của một bộ vest quan trọng hơn rất nhiều so với chất liệu và kiểu dáng. Do đó, những lời khuyên dưới đây tập trung làm rõ làm sao để nhận biết một bộ vest vừa vặn là như thế nào.
 
Áo vest và quần: Là một bộ đồ không thể tách rời và không thể thiếu trong những set đồ của mỗi quý ông.
 
Áo sơ mi và gi lê: Là đồ không thể thiếu khi kết hợp cùng vest, tuy nhiên chúng ít khi được quan tâm một cách đúng nghĩa.

Áo vest
  • Vai: Rộng hơn chút so với số đo vai thực tế (tầm 1cm mỗi bên). Không được quá hẹp hay quá rộng vì sẽ làm phần đầu cổ mất cân đối.
  • Phần dựng cổ áo: Cổ áo cần che hết phần cổ sơ mi mặc phía trong từ 1 – 1,3cm.
  • Ve áo: Nên chọn độ rộng của ve áo theo độ rộng của ngực, ngực càng rộng thì ve áo càng to.
  • Độn vai: Thân sau và thân trước được nối với nhau thật phẳng và êm qua độn vai. Khi có các nếp gấp kéo găng áo, nghĩa là áo quá chật. Có nhiều vải thừa khiến vai lùng nhùng nghĩa là áo quá rộng.
  • Vị trí cúc áo: Cúc đầu tiên với áo vest hai khuy (hoặc cúc giữa với áo vest 3 khuy) luôn trên rốn 4-5cm.
  • Xẻ sau: Phần xẻ phải luôn chồng lên nhau, nếu bị banh ra khi đóng cúc nghĩa là áo quá chật.
  • Dài áo: Chiều dài cần che vừa hết phần mông, đôi khi thợ cắt có thể tính được dài áo dựa trên chiều cao của khách và dài tay.
  • Dài tay: Luôn ngắn hơn tay áo sơ mi 1cm. Khi mặc áo sơ mi phía trong, tay áo vest có độ ngắn vừa để lộ 1cm tay áo sơ mi.
  • Dáng áo: Nên ôm vừa vặn phần bụng để tạo độ thắt eo nhưng không làm rúm thân trước khi đóng cúc, phần ngực có có kết cấu phẳng và ôm, ve áo phẳng không bị nhăn phồng.


 

 
Quần
  • Bụng: Ôm vừa và không cần thắt lưng. Nếu phải dùng thắt lưng mới giữ được nghĩa là bụng bị rộng, còn nếu khó đóng cúc nghĩa là bụng quần quá chật.
  • Mông: Ôm vừa từ phần lưng cạp xuống hết mông, không có các nếp gấp bị găng ngang hoặc thừa nhiều vải và bị lùng bùng.
  • Phần đũng: Cần để ý đến khoảng cách giữa đỉnh cạp và điểm kết thúc của đũng quần để đảm bảo quần không bị ngắn hay dài đũng. Đối với quần nam, cạp quần thường ở gần rốn nên đũng thường dài. Lưu lý kéo cạp quần đúng vị trí để cảm nhận đúng độ vừa của phần đũng.
  • Dài quần:Length: Chiều dài quần được đánh giá dựa trên khoảng cách tính từ phần đũng quần tới gấu. Dài quần dễ điều chỉnh ngắn đi hoặc dài hơn nên không đáng lo ngại.
  • Gấu quần: Gấu quần được chia thành 4 kiểu – Full break (Nếp gẫy gấu quần nhiều), Medium break (Nếp gẫy ít), Slight break (Che 1 – 1,5cm gót giầy và chỉ có 1 nếp gấp nhỏ), No break (Không có nếp gấp và ngắn ngang mắt cá). Gấu quần lý tưởng là slight break, kiểu gấu này tạo cảm giác mặt trước ngắn hơn so với mặt sau quần, mang lại cho người mặc nét thanh lịch nhưng không quá phô trương, cổ điển nhưng không lỗi mốt.
  • Dáng quần: Dáng quần nhỏ dần xuống gấu, không được loe rộng hay bó sát quá.


Áo gi lê
  • Thân áo:Ôm vừa theo cơ thể, không có nếp nhăn ở phần đóng cúc hay phía sau lưng. Nếu có phần dây điều chỉnh ở lưng thì chỉ nhằm để trang trí chứ không phải để điều chỉnh độ rộng chật của áo.
  • Dài áo: Dù là hai hàng khuy hay một hàng khuy, áo gi lê luôn phải che hết cạp quần. Đối với một số kiểu kết hợp với quần kaki, jean hay mặc cách điệu, áo có thể ngắn hơn chút tuy nhiên khi kết hợp với bộ vest thì phải tuân thủ đúng nguyên tắc che cạp quần như nói ở trên. Áo một hàng khuy nên che qua cạp quần 2cm, còn áo hai hàng khuy thì vừa chấm phần chân cạp.

 
mb-5
Áo sơ mi
  • Cổ áo: Ôm vừa xung quanh cổ nhưng không quá chật. Cách kiểm tra là bạn cho một hoặc hai ngón tay vào giữa phần cổ và cổ áo, nếu cho vừa nghĩa là độ rộng cổ hợp lý.
  • Vai áo: Nên vừa với đúng vai của cơ thể người mặc, thậm chí nhỏ hơn vai áo vest. Không nên hẹp về phía cổ quá hoặc đổ xuống bắp tay quá.
  • Dáng áo: Nên ôm sát theo cơ thể và có điểm thắt hợp lý ở phần eo. Rất nhiều áo sơ mi may đo bị rộng và bị sổ ra ngoài cạp quần quá nhiều.
  • Độ dài: Áo nên có đủ độ dài để khi sơ vin vào không bị tuột lên trên cạp quần. Độ dài lý tưởng là chạm vào đũng quần. Nếu sơ mi mặc không sơ vin thì độ dài nên che hết moi quần.
  • Tay: Chiều dài nên đến phần gập của cổ tay và không được dài hơn.
  • Măng séc: Nên có độ rộng vừa phải và để chừa đủ độ cử động sau khi đóng cúc. Áo sơ mi may đo thậm chí có thể điều chỉnh độ rộng măng séc nhiều hơn để đeo vừa đồng hồ theo yêu cầu riêng của khách hàng.
 
Là một bộ đồ cầu kỳ và cần chăm chút nhất trong tủ quần áo của mỗi quý ông, để mặc vest đẹp, yêu cầu cần phải thấu hiểu các nguyên tắc của bản thân bộ đồ cũng như cách kết hợp sao cho chuẩn mực. DUCCIO hy vọng với các kiến thức đã cung cấp ở trên, ai cũng có thể tự tin biết được bộ đồ mình mặc có vừa đẹp hay không?